Dân phượt bất chấp lệnh cấm đến ‘Nấc thang lên thiên đường’

2526 0

“Stairway to Heaven” là tên một con đường leo núi ở đảo Oahu (Hawaii, Mỹ), chính bởi quá đẹp mà nhiều phượt thủ trẻ tuổi vẫn cố tìm cách leo “chui” nơi đây bất chấp lệnh cấm.

“Stairway to Heaven” (“Nấc thang lên đường”) là tên một con đường leo núi ở đảo Oahu (Hawaii, Mỹ). Con đường này nằm cheo leo trên dãy núi Koolau, có tổng cộng 3922 bậc, dẫn đến đỉnh Puu Keahiakahoe. Ảnh: Getty.
“Stairway to Heaven” (“Nấc thang lên đường”) là tên một con đường leo núi ở đảo Oahu (Hawaii, Mỹ). Con đường này nằm cheo leo trên dãy núi Koolau, có tổng cộng 3922 bậc, dẫn đến đỉnh Puu Keahiakahoe. Ảnh: Getty.
“Nấc thang lên thiên đường” được xây dựng từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó, nó mới chỉ là một con đường làm bằng gỗ, được binh lính sử dụng để di chuyển đến đài phát thanh nằm trên đỉnh núi. Đến những năm 1950, các bậc thang gỗ đã được thay bằng sắt, chắc chắn hơn. Ảnh: Getty.
“Nấc thang lên thiên đường” được xây dựng từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó, nó mới chỉ là một con đường làm bằng gỗ, được binh lính sử dụng để di chuyển đến đài phát thanh nằm trên đỉnh núi. Đến những năm 1950, các bậc thang gỗ đã được thay bằng sắt, chắc chắn hơn. Ảnh: Getty.
Vào năm 1980, các căn cứ quân sự trên đỉnh núi bị đóng cửa. Chính quyền đảo Oahu theo đó cũng ban lệnh đóng cửa luôn con đường leo núi tuyệt đẹp này và cắt cử một nhân viên bảo vệ ngồi canh gác ở lối vào. Ảnh: Izzylivin.
Vào năm 1980, các căn cứ quân sự trên đỉnh núi bị đóng cửa. Chính quyền đảo Oahu theo đó cũng ban lệnh đóng cửa luôn con đường leo núi tuyệt đẹp này và cắt cử một nhân viên bảo vệ ngồi canh gác ở lối vào. Ảnh: Izzylivin.
Bất cứ ai muốn bước lên con đường này đều phải kí những giấy tờ đảm bảo khá lằng nhằng và phức tạp. Do đó, không ít người đã lựa chọn cách leo “chui”. Ảnh: Noordinaryview.
Bất cứ ai muốn bước lên con đường này đều phải kí những giấy tờ đảm bảo khá lằng nhằng và phức tạp. Do đó, không ít người đã lựa chọn cách leo “chui”. Ảnh: Noordinaryview.
Những người leo “chui” thường lựa chọn thời điểm sáng sớm để tránh bảo vệ, hoặc leo tắt qua các khu dân cư sống gần đó mà không đi vào cổng chính. Ảnh: Seanrisley.
Những người leo “chui” thường lựa chọn thời điểm sáng sớm để tránh bảo vệ, hoặc leo tắt qua các khu dân cư sống gần đó mà không đi vào cổng chính. Ảnh: Seanrisley.
Con đường này khá hẹp và có những đoạn dốc đứng nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó không khiến các tay leo núi trẻ chùn bước. Ảnh: Ndyanosh.
Con đường này khá hẹp và có những đoạn dốc đứng nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó không khiến các tay leo núi trẻ chùn bước. Ảnh: Ndyanosh.
Khi đã lên được đến đỉnh Puu Keahiakahoe, các tay leo núi sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh hòn đảo Oahu đẹp không kém thiên đường. Ảnh: Chungieee.
Khi đã lên được đến đỉnh Puu Keahiakahoe, các tay leo núi sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh hòn đảo Oahu đẹp không kém thiên đường. Ảnh: Chungieee.
Đó chính là lí do vì sao dù con đường này đã bị đóng cửa nhưng vẫn được nhiều tay leo núi liệt vào danh sách địa điểm phải đến khi đặt chân tới Hawaii. Ảnh: Oscarpedroso.
Đó chính là lí do vì sao dù con đường này đã bị đóng cửa nhưng vẫn được nhiều tay leo núi liệt vào danh sách địa điểm phải đến khi đặt chân tới Hawaii. Ảnh: Oscarpedroso.
Số lượng những bạn trẻ ưa mạo hiểm tìm đến con đường này khá lớn khiến chính quyền Oahu phải đau đầu tìm cách giải quyết. Họ cũng đã nghĩ đến phương án sẽ dỡ bỏ hoàn toàn con đường leo núi được cho là nguy hiểm này. Ảnh: Aklukuk.
Số lượng những bạn trẻ ưa mạo hiểm tìm đến con đường này khá lớn khiến chính quyền Oahu phải đau đầu tìm cách giải quyết. Họ cũng đã nghĩ đến phương án sẽ dỡ bỏ hoàn toàn con đường leo núi được cho là nguy hiểm này. Ảnh: Aklukuk.
Để bảo vệ con đường, một số người trẻ thuộc nhóm tình nguyện “Friends of Haiku Stairs” đã tích cực tham gia tu bổ con đường và vận động chính quyền mở cửa con đường trở lại. Các bạn trẻ này còn đề xuất phương án thu phí đối với những người muốn khám phá con đường này (100 USD với khách du lịch và 10 USD với người bản địa). Số tiền thu được sẽ sử dụng vào việc vận hành, bảo tồn và quảng bá con đường leo núi độc đáo này. Ảnh: Mannamal31.
Để bảo vệ con đường, một số người trẻ thuộc nhóm tình nguyện “Friends of Haiku Stairs” đã tích cực tham gia tu bổ con đường và vận động chính quyền mở cửa con đường trở lại. Các bạn trẻ này còn đề xuất phương án thu phí đối với những người muốn khám phá con đường này (100 USD với khách du lịch và 10 USD với người bản địa). Số tiền thu được sẽ sử dụng vào việc vận hành, bảo tồn và quảng bá con đường leo núi độc đáo này. Ảnh: Mannamal31.

Theo Zing

In this article

Join the Conversation

%d bloggers like this: